Bạn có bao giờ thắc mắc sinh viên Mỹ khác gì so với sinh viên Việt Nam chúng ta chưa? Cùng hỏi thăm sinh viên Mỹ về những vấn đề khác biệt này thôi nào.
Học cấp 3, highschool
Học sinh Mỹ được trợ cấp toàn bộ chi phí, từ sách vở đến bút viết đều không cần quan tâm vì đã có trường lo liệu. Đôi khi học sinh chỉ cần mang một cây bút chì đi học đã có thể tung hoành trường lớp rồi đấy nhé. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh Mỹ đã bắt đầu tôn trọng hơn với những việc con họ làm, để mở đầu cho bước tự lập đầy gian nan sắp tới. Học sinh Việt Nam thì ngược lại, tất cả mọi chi phí sách vở đều phải tự lo và hẳn ai cũng phải nhớ cảm giác vác cặp đi học mỗi ngày thời cấp ba phải không.
Có thể bạn quan tâm: Thông tin du học Úc 2016
Tốt nghiệp cấp 3, ngưỡng cửa Đại Học
Nhưng khi tốt nghiệp, mọi chuyện sẽ khác hẳn, với tôn chỉ tự lập hàng đầu, đa số sinh viên Mỹ sẽ đi học đại học xa nhà, bước đầu thoát ly cuộc sống với ba mẹ, đôi khi họ đi làm hoặc bỏ một khoảng thời gian dài gần cả năm để tham gia những tổ chức phi lợi nhuận nhằm thấu hiểu bản thân, có lúc họ còn tạo thành nhóm để đi du lịch các nước trong khoảng thời gian này, bật mí là rất nhiều bạn trẻ đã khám phá bản thân bằng du lịch không dưới 10 nước đấy nhé. Họ luôn tin tưởng rằng cuộc sống này phải do mình làm chủ, sống tự lập và tìm hiểu xem bản thân họ có đam mê gì và sở thích ra sao luôn được đặt lên đầu.
Còn sinh viên Việt Nam theo tiêu chí học, học nữa, học mãi, sẽ ngay tắp lự ôn luyện kinh sử để chọn cho mình một con đường vào Đại Học. Chính vì thế, sinh viên chúng ta tuy nhớ những bài học một cách trôi chảy nhưng vẫn chưa có cơ hội khám phá bản thân.
Bước chân vào ngưỡng Đại Học
Những sinh viên Mỹ sau khi chọn việc học xa nhà liền lập tức thu dọn đồ đạc và đến một môi trường mới mang tên tự do, họ thường học những môn bắt buộc trước khi chọn ngành học chính cho mình khoảng 16 tín chỉ là tầm một đến hai học kì. Nhưng thường các bạn ấy sẽ chọn cho mình ngành nghề thỏa mãn đam mê và khả năng của mình, đấy cũng là lí do để các bạn sinh viên Mỹ tập trung tìm hiểu sở thích và khả năng bản thân đấy. Vì có rất nhiều ngành nghề tưởng chừng như xa lạ đối với sinh viên Việt Nam nhưng lại có ở sinh viên Mỹ như Thư Viện Học, Văn Hóa Học…
Và điều quan trọng chính là Học Bổng, Trợ cấp bang và Vay vốn nhà nước. Tuỳ vào khả năng mỗi bạn mà có thể đạt học bổng và trợ cấp từ bang cho 4 năm. Chủ yếu vẫn là vay vốn học từ chính phủ, và họ buộc phải nghĩ rằng tiền học Đại Học là tiền của chính mình, sau này khi đi làm sẽ phải trả lại nên một khi đã học là kiên quyết phải ra trường thật nhanh và tốt, các bạn ấy luôn có trách nhiệm với việc học vì hiểu rõ gánh nặng trả nợ Đại Học không hề nhỏ. Trong khi sinh viên Việt phải chọn ngành học từ đầu và rất nhiều khoá hướng nghiệp được mở ra ngay cuối cấp 3, sinh viên Việt hầu hết được nhà chu cấp hoặc tự đi làm đóng tiền ăn và học.
Chi phí học Đại Học của sinh viên Mỹ dao động trong khoảng 36.000$/năm, nếu được học bổng và trợ cấp bang sẽ giảm xuống còn 10.000$/năm. Còn sinh viên Việt Nam khối quốc gia dao động khoảng 7 triệu/năm.
Lộ trình học của sinh viên Mỹ khoảng 120-130 tín chỉ là tốt nghiệp trong khi sinh viên Việt tầm 180 đến 200 tín chỉ. Những sinh viên trao đổi khi đến Mỹ đều rất bất ngờ với văn hoá và môi trường và thường có nhận xét chung rằng đi học ở Mỹ chẳng phải chỉ gói gọn trên ghế nhà trường đâu mà còn là nghiên cứu tại nhà, làm việc nhóm và báo cáo liên tục nữa. Cũng do vậy nên sinh viên Việt Nam chúng ta thường đạt được sức học khá đến giỏi khi đi du học đấy.